10 kỹ năng xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội

Thương hiệu là một khái niệm thuộc về “tâm thức” hình thành từ sự tích lũy thông tin và kinh nghiệm của con người. Trong điều kiện thông tin giới hạn, mọi yêu thích, thiện cảm hay kỳ thị của con người đều dựa trên những “tri giác, niềm tin và định kiến”. Do đó truyền thông là một công cụ quan trọng của kỹ thuật xây dựng thương hiệu.

Dưới đây 10 kỹ thuật xây dựng thương hiệu cá nhân đỉnh cao trong thời bùng nổ mạng xã hội.

1. Avatar: Trực diện, gắn liền với định vị cá nhân

Chụp một số hình thật ưng ý nhưng gắn chặt với định vị cá nhân và nghề nghiệp của bạn. Đừng thay đổi Avatar quá thường xuyên. Giai đoạn mới xây dựng hình tượng, nên để Avatar khoảng 06 tháng (hoặc 1 năm). Vì những người bạn mới của bạn khó có thể nhận ra bạn nếu cứ thay đổi avatar thường xuyên.

Avatar nên dùng chung cho mọi tài khoản khác nhau (trên mạng) và là hình ảnh dùng trong các hoạt động truyền thông khác.

Màu sắc và kiểu dáng trang phục cũng sẽ là việc cần đầu tư kỹ, phù hợp với định vị. VD Vân đã dùng Avatar đầu tiên trong 3 năm. Các Avatar khác đều sử dụng màu cam. Khi dự tiệc và đào tạo cũng dùng đầm cam để mọi người dễ nhớ.

2. Profile: Phù hợp với nghề nghiệp

Viết chi tiết profile cá nhân trong khoảng 200 chữ. Dùng nội dung này để cung cấp thông tin ở mọi kênh truyền thông.

Thứ nhất thiết cần có trong profile là Avatar, Thông điệp định vị (mô tả trong 10 chữ khẳng định bạn là ai, có đặc trưng gì khác những người khác) và Sở thích cá nhân (đơn giản, khác người).

3. Bộc lộ sở trường: nguyên tắc số 3

Muốn xây dựng thương hiệu cá nhân nổi tiếng, bạn không thể chỉ dùng hình ảnh cá nhân để “câu view” mà còn cần xây dựng cho mình một sở trường mạnh, rõ, khác biệt.

Nếu bạn chỉ là một cá nhân bình thường, hãy đặt mục tiêu “giỏi nhất khu ” trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Khoanh vùng phạm vi đối tượng phục vụ cũng sẽ giúp bạn trở thành “người dẫn đầu” dễ dàng hơn.

Trước khi “là một con cá bé trong cái ao to”, muốn sống tốt, có thương hiệu cá nhân, hãy là “con cá to nhất trong cái ao bé”.

Nhưng khi đó “thương hiệu dành cho DN SMEs” lại là thứ không chuyên gia nào chọn làm. Vậy nên mục tiêu của Vân năm 2005 là trở thành “chuyên gia dẫn đầu về tư vấn thương hiệu cho DN SMEs. Làm một con cá to trong 1 cái ao bé suốt 10 năm đến 2015 mới thay đổi định vị”.

4. Câu nói ưa thích (slogan cá nhân)

Phải đủ không gian để người khác muốn nhắc lại, sao chép hoặc sử dụng trong một số tình huống.

Lưu ý: câu nói ưa thích không phải là “Định vị thương hiệu cá nhân” vì chẳng ai muốn nhắc đến định vị của người khác mãi. Hãy chọn cho mình 1 câu nói vui vẻ kiểu “say it your way”.

Câu nói ưa thích của Vân là “cất cánh thành công” gắn liền với Thương hiệu sách 10 bước cất cánh thương hiệu – luôn luôn tặng cho mọi người vào nhiều trường hợp. Kết quả là hiện nay ngay cả VTV1 cũng có 1 Game với chủ đề “Cất cánh”. Từ mà trước kia Vân chưa dùng thì không có ai ghép nó với chủ đề kinh doanh.

“Đủ không gian để người khác sao chép hoặc nhắc lại”. Nghĩa là câu mà bạn dùng phải ứng dụng được nhiều trường hợp, funny hoặc gây ấn tượng bất ngờ với người nghe. Bắt chước slogan nổi tiếng rồi sửa lại cho phù hợp cũng là 1 ý tưởng không tồi.

5. Tạo owned-media (kênh, không gian truyền thông mà bạn có thể kiểm soát) ở mọi chỗ có thể (khi bắt đầu)

Khi đã có bước đầu trong xây dựng thương hiệu, bạn cần lựa chọn kênh phù hợp để xuất hiện.

Hiện tại có rất nhiều trang cho phép bạn có thể tạo TK cá nhân. Với mô hình offline, hình ảnh của cá nhân bạn cũng có thể xuất hiện ở CLB, cửa hàng đại lý, thậm chí khu vực lễ tân của các đối tác chiến lược nếu bạn có thể xây dựng được nội dung truyền thông phù hợp.

Ví dụ:

– poster hình ảnh cá nhân kèm câu nói ấn tượng, định hướng truyền cảm hứng (tại sao không?);

– Voucher có ảnh của bạn 1 món quà của cá nhân hoặc công ty.

– postcard có lịch hoặc 1 giá trị nào đó có thể chia sẻ.

6. Đừng tiếc tiền

Đầu tư xây dựng hình tượng và nội dung cá nhân (hình ảnh/ nội dung/ sự kiện/ tình huống) kích thích các đối tượng công chúng phù hợp.

7. Nuôi dưỡng và quyến rũ “công chúng mục tiêu” chứ không chỉ “khách hàng mục tiêu”

Công chúng cần món ăn ổn định, bền bỉ; nhưng cũng cần cả những thứ bất ngờ; nóng bỏng và có tính cạnh tranh. Khác với Khách hàng, điều công chúng cần ở một thương hiệu cá nhân không chỉ là giá trị và lợi ích mà bạn đem lại, mà còn cần chính kiến của bạn với các vấn đề chung mà công chúng và xã hội quan tâm.

Vậy là, bên cạnh những thứ liên quan tới công việc, nghề nghiệp, sở thích cá nhân, hãy cung cấp thêm “món ngon bất ngờ nhưng khan hiếm” những đánh giá cá nhân về “hot trends” hay những sự kiện kịch tính khác của bạn. Hãy thử thay đổi “món ăn” mà bạn nấu hàng ngày, chắc chắn kết quả sẽ bất ngờ ngoài tưởng tượng. Nhưng nhớ đừng nấu món bất ngờ quá thường xuyên vì nó khiến công chúng mệt mỏi.

8. Đứng trên vai người khổng lồ. Trở thành 1 HÌNH MẪU

Ban đầu để trở thành một thương hiệu nổi bật, hãy cố gắng kết giao với những thương hiệu nổi bật khác. Hoặc bất thường hơn, hãy là “anti-fan” điên cuồng của một ai đó.

Tuy nhiên, sau khi đã được “nhận biết”, bạn phải tạo ra bản sắc và giá trị của riêng mình. Tốt nhất, hãy nỗ lực trở thành hình mẫu khiến người khác khao khát.

9. Học cách viết content hấp dẫn và kỹ năng thuyết trình truyền cảm hứng (bắt buộc)

Không có bất kỳ cá nhân nổi tiếng nào không biết và sử dụng nghệ thuật truyền cảm hứng. Nếu chưa biết, hãy học. Đây đơn thuần là 1 kỹ năng.

Một trong những cách học đơn giản là chọn cho mình 1 hình mẫu và học theo.

Bạn cũng nên học cách viết sao cho hấp dẫn và 1 số kỹ thuật trình bày online. Một trong số những “cây viết” Vân khuyên bạn nên học là Chuyên gia Thương hiệu Sơn Đức Nguyễn. Để học lối viết các vấn đề xã hội, hãy follow Quý Ngài Pham Vu Tung hoặc Siêu nhân Linh Mạnh Nguyễn và Trâm Tạ. Cá nhân Vân thích trang của Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton.

10. Có một sở thích “lập dị” hoặc “ngông cuồng” để luôn tạo “sóng”

Số 10 là điều rất nhiều người muốn làm nhưng không thể làm vì cho rằng nó không phù hợp với cá tính của mình.

Đúng là nếu đã có sẵn “máu nghệ sĩ/ máu điên” thì việc này rất dễ triển khai. Nhưng qua quan sát nhiều năm của Vân, rất nhiều thương hiệu cá nhân nổi tiếng đều “rèn luyện” để tạo nên những “quái chiêu” cho mình khiến họ trở nên quyến rũ hoặc “hot” hơn.

Ở tư cách một chủ DN, bạn chỉ cần “vượt qua giới hạn của bản thân” đã đủ để tạo nên cá tính. Richard Branson bay bằng khinh khí cầu qua đại dương, thì ta cũng có thể tập bay bằng dù lượn (1 môn thể thao khá phát triển ở Việt Nam!) hoặc tham gia giải chạy Maraton Teckcombank chẳng hạn.

Nếu bất quá điểm số 10 không thể làm, hãy tập trung cho các phần còn lại; chắc chắn thương hiệu cá nhân của bạn vẫn sẽ CẤT CÁNH.

Tác giả: Đặng Thanh Vân